23 thg 11, 2007

Tóc tiên

Lang thang ..chiều mưa ướt áo , nhớ ngày nào tui với người ngồi đây, quán cóc ven bờ biễn bây giờ mình tui trở về ngồi nghe biễn gào dữ dội mùa mưa bão. Nhìn cây tóc tiên mọc dại cuốn vào hàng rào làm tui nhớ người lắm , cái bông nụ hồng nhỏ xíu lay đông trong gió ... Khi xưa em cũng thich bông tóc tiên ..
- "anh à tóc tiên nó cuốn quýt níu kéo không chịu thả ra nè .."
Ừ ! nó mong manh nhưng chắc lắm đó ..Anh thích màu tím hoa mắc cỡ mọc hoang hơn ..em biết vì sao không ? khi anh buồn chạm khẽ nó cuộn tròn dấu kín nỗi đau một mình ..nhỏ cười dòn
- "anh hay thật ! ví von khôn quá nha ...em chưa nghe ai nói thế bao giờ..."

Bây giờ là mùa thu , mới đầu thu mà nơi đây trời mưa khóc suốt ngày . Biết buồn thế tui sẽ không về nữa đâu.. Không gian cũ còn đây ,mà người đâu rồi ? ... Tui lại bấm điện thoại như một quán tính ..

- " xin quý khách gọi lại sau "

.. Em ơi anh về nhé !
Sóng biễn xô bờ , tui giờ như bọt biễn trắng xoá vỡ tan trong cơn bão phiền muộn hoà lẫn vị muối mặn đắng ..

........' Em sẽ mãi không còn nhìn thấy anh đâu..'

Tình buồn



Tối xuống phố ..Qua bãi cát gió rít lạnh , mưa phùn bay bay ..tui nhớ một người mà nghe lạnh giá .. Biển vẫn rì rào cơn bão biển bắc làm gió rét nơi thành phố nhỏ..Người thương ơi ....

Tĩnh giấc tui mở cái laptop bật connection, nhìn Yahoo xám xịt..trống rỗng mà buồn vô hạn..Nơi xa sinh nhật tui người không tin nhắn .. không Ecard thôi thì qua đi . Tui buồn hôm nay nữa thôi, Sau nhiều ngày chờ đợi lạnh lùng quên mất biến ..
Cho tui xin lại cái friend list rỗng nhé ? như nó vẫn thế nha người...

Từ xa tui về thành phố biễn mặn , lang thang không biết mình về xứ này làm gì ...

- "Xin quý khách gọi lại sau "...

Người tắt điện thoại à ? tìm đâu bây giờ ?

..Off line không hay biết.. On line trống hoác , invi buồn tênh.

Lang thang phố cũ ,ngày mai tôi tan biến khỏi cuộc tình buồn này . Rồi sẽ quên..., thôi không còn gì để níu kéo, tan vỡ như sóng trắng bạc đầu dưới ánh đèn đường, Mưa phùn nuối tiếc như giọt sương tan ..Tui khóc sao? ừ về thôi , về thôi tình yêu ơi đừng níu kéo nữa người làm tui đau nhiều lắm đó ...

Nk


22 thg 11, 2007

Căn bản CSS


Bài 1: Căn bản về CSS 
Trong bài mở đầu này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số khái niệm và đặc tính của CSS, mà chúng ta cần chú ý trong suốt quá trình làm việc với CSS
I. CSS là gì
CSS (Cascading Style Sheets) được hiểu một cách đơn giản đó là cách mà chúng ta thêm các kiểu hiển thị (font chữ, kích thước, màu sắc...) cho một tài liệu Web
II. Một số đặc tính cơ bản của CSS
CSS quy định cách hiển thị của các thẻ HTML bằng cách quy định các thuộc tính của các thẻ đó (font chữ, màu sắc). Để cho thuận tiện bạn có thể đặt toàn bộ các thuộc tính của thẻ vào trong một file riêng có phần mở rộng là ".css"

CSS nó phá vỡ giới hạn trong thiết kế Web, bởi chỉ cần một file CSS có thể cho phép bạn quản lí định dạng và layout trên nhiều trang khác nhau. Các nhà phát triển Web có thể định nghĩa sẵn thuộc tính của một số thẻ HTML nào đó và sau đó nó có thể dùng lại trên nhiều trang khác.

Có thể khai báo CSS bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể đặt đoạn CSS của bạn phía trong thẻ <head>...</head>, hoặc ghi nó ra file riêng với phần mở rộng ".css", ngoài ra bạn còn có thể đặt chúng trong từng thẻ HTML riêng biệt

Tuy nhiên tùy từng cách đặt khác nhau mà độ ưu tiên của nó cũng khác nhau. Mức độ ưu tiên của CSS sẽ theo thứ tự sau.
Style đặt trong từng thẻ HTML riêng biệt
Style đặt trong phần <head>
Style đặt trong file mở rộng .css
Style mặc định của trình duyệt
Mức độ ưu tiên sẽ giảm dần từ trên xuống dưới.
CSS có tính kế thừa: giả sử rằng bạn có một thẻ <div id="vidu"> đã được khai báo ở đầu file css với các thuộc tính như sau:
#vidu {
  width: 200px;
  height: 300px;
}
Ở một chỗ nào đó trong file css bạn lại khai báo một lần nữa thẻ <div id="vidu"> với các thuộc tính.
#vidu {
  width: 400px;
  background-color: #CC0000;
}
Sau đoạn khai báo này thì thẻ <div id="vidu"> sẽ có thuộc tính:
#vidu {
  width: 400px; /* Đè lên khai báo cũ */
  height: 300px;
  background-color: #CC0000;
}


Bài 2: Cú pháp của CSS 
Sau khi hiểu là nắm bắt được một số đặc tính của CSS chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về cú pháp và cách khai báo của các thẻ CSS

Cú pháp của CSS được chia làm 3 phần. phần thẻ chọn (selector), phần thuộc tính (property), phần nhãn (value).
selector {property: value}

Nếu nhãn của bạn có nhiều từ bạn nên đặt nhãn của bạn vào trong dấu nháy kép
  p {font-family: "sans serif"}

Trong trường hợp thẻ chọn của bạn nhiều thuộc tính thì các thuộc tính sẽ được ngăn cách bởi dấu (;).
p {text-align:center;color:red}

Khi thẻ chọn có nhiều thuộc tính thì chúng ta nên để mỗi thuộc tính ở trên một dòng riêng biệt.
p {
  text-align: center;
  color: black;
  font-family: arial

}


Bài 3: Làm sao chèn CSS vào trang Web Bạn đã có một file CSS của bạn, bây giờ công việc tiếp theo là làm thế nào để chèn những đoạn CSS của bạn vào trong trang, Và xem chúng hoạt động như thế nào. Trong phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về cách chèn một đoạn style trong trang HTML hay liên kết tới một file CSS viết sẵn.

Khi trình duyệt đọc đến CSS, thì toàn bộ Website sẽ được định dạng theo các thuộc tính đã được khai báo trong phần CSS. Có ba cách cho phép chúng ta chèn định dạng CSS vào trong Website.


1. CSS được khai báo trong file riêng.
Toàn bộ mã CSS được chứa trong file riêng có phần mở rộng .css là một ý tưởng được dùng khi một file CSS sẽ được áp dụng cho nhiều trang khác nhau. Bạn có thể thay đổi cách hiển thị của toàn bộ site mà chỉ cần thay đổi một file CSS. Trong cách này thì file CSS sẽ được chèn vào văn bản HTML thông qua thẻ <link>...</link>. Ta có cú pháp như sau:
<html>
  <head>
  <link rel="stylesheet" type="text/css" href="/mystyle.css"
  medial="all" />
  </head>

  <body>
  </body>
</html>

Trình duyệt sẽ đọc toàn bộ các định dạng được quy định trong file mystyle.css và định dạng cho văn bản HTML.

File CSS có thể được soạn thảo bằng một số trình duyệt khác nhau. Trong file không được chứa mã HTML, khi ghi lại chúng ta bắt buộc phải ghi lại với phần mở rộng là .css. Giả sử chúng trong file mystyle.css ở trên chứa đoạn mã sau:
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url('/images/back40.gif')}

Không bao giờ sử dụng khoảng trắng trong nhãn, giả sử rằng nếu bạn dùng margin-left: 20 px; thay cho margin-left: 20px; thì IE6 sẽ hiểu còn các trình duyệt như Firefox, Opera sẽ không hiểu

2. Chèn CSS trong tài liệu HTML

Chèn thẳng CSs trong tài liệu được áp dụng trong trường hợp những định dạng CSS này chỉ giành riêng cho tài liệu HTML đó. Khi bạn chèn trực tiếp thì đoạn mã của bạn phải đặt trong thẻ <style> và đặt trong phần <head>.
<head>
<style type="text/css">
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url('/images/back40.gif')}
</style>
</head>

Có một số trình duyệt cũ sẽ không hiểu thẻ <style>, nó sẽ bỏ qua thẻ này. Tuy nhiên thì nội dung trong thẻ <style> vẫn hiển thị ra trang HTML. Vì vậy mà chúng ta sẽ phải dùng định dạng chú thích trong HTML để chứa phần nội dung của thẻ <style>.
<head>
<style type="text/css">
<!--
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url('/images/back40.gif')}
-->
</style>
</head>

3. Chèn trực tiếp vào thẻ của HTML(inline style)
Inline style được sử dụng nhiều trong trường hợp một thẻ HTML nào đó cần có style riêng cho nó.

Inline style được áp dụng cho chính thẻ HTML đó, cách này sẽ có độ ưu tiên lớn nhất so với hai cách trên. Dưới đây là một ví dụ mà chúng ta dùng Inline style
<p style="color: sienna; margin-left: 20px">
This is a paragraph
</p>
4. Nhiều Stylesheet

Trong trường hợp mà có một số thẻ có cùng định dạng, chúng ta có thể gộp chúng lại với nhau. Giả sử như sau:
h1, h2, h3 {
  margin-left: 10px;
  font-size: 150%;
  ...
}

Giống đoạn mã trên thì cả ba thẻ h1, h2, h3 đều có cùng 3 thuộc tính như trên.


Bài 4: Các vấn đề về văn bản và cách định dạng văn bản


Thuộc tính CSS text cho phép bạn hoàn toàn có thể quản lí được các thuộc tính của văn bản, bạn có thể quản lí được sự ẩn hiện của nó, thay đổi màu sắc, tăng hoặc giảm khoảng cách giữa các ký tự trong một đoạn, căn chỉnh việc dóng hàng (align),...

Các thuộc tính của text mà CSS hỗ trợ
Đặt màu cho một đoạn văn bản

Để đặt màu cho một đoạn văn bản chúng ta có thể dùng thuộc tính: color: #mã màu;
p {
color: #333333;
}Đặt màu nền cho đoạn văn bản.

Bạn có thể đặt màu nền (background) cho đoạn văn bản bằng thuộc tính background-color: #mã màu;
p {
background-color: #FFFF00;}
 

Căn chỉnh khoảng cách giữa các ký tự.

Khoảng cách giữa các ký tự trong một đoạn văn bản có thể được tăng hoặc giảm bởi thuộc tính letter-spacing: khoảng cách;
h3 {
letter-spacing: 2em;
}

h1 {
letter-spacing: -3em;}
 
Căn chỉnh khoảng cách giữa các dòng.

Thuộc tính line-height: khoảng cách; sẽ giúp bạn căn chỉnh khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn văn bản.
p {
line-height: 150%; // line-height: 15px;
}
 
Gióng hàng

Để gióng hàng cho một đoạn văn bản chúng ta sẽ dùng thuộc tính text-align: vị trí;
p {
text-align: left; /* left | center | right */
}
 
Trang hoàng thêm cho đoạn văn bản.

Một đường gạch chân hoặc đường gạch ngang dòng văn bản sẽ làm cho đoạn văn bản của bạn thêm sinh động. Để tô điểm thêm cho đoạn văn bản chúng ta sẽ dùng thuộc tính text-decoration: thuộc tính;
h3 {
text-decoration: underline; /* Gạch chân */
}

h2 {
text-decoration: line-through; /* Gạch ngang */
}

h1 {
text-decoration: overline; /* kẻ trên */
}
Chỉnh vị trí của đoạn văn bản (indent).

Thuộc tính text-indent: vị trí; sẽ căn chỉnh vị trí của dòng văn bản theo chiều ngang.
h1 {
text-indent: -2000px; /* text-indent: 30px; */
}
Điều khiển các ký tự trong một đoạn văn bản.

Bạn có thể điều khiển toàn bộ đoạn văn bản là chữ hoa hay chữ thường bởi thuộc tính text-transform: kiểu chữ;
p.uppercase {
text-tranform: uppercase;
}

p.lowercase {
text-tranform: lowercase;
}

p.capitalize {
text-tranform: capitalize;
}
Đặt hướng cho đoạn văn bản.

Hướng của đoạn văn bản có thể từ trái qua phải hay từ phải qua trái chúng ta có thể điều khiển bởi thuộc tính direction: hướng;
div.rtl {
direction: rtl; /* Right to left */
}

div.ltr {
direction: ltr; /* Left to right */
}
Tăng khoảng cách giữa các từ.

Khoảng cách giữa các từ có thể được tăng bởi thuộc tính word-spacing: khoảng cách;
word-spacing: 30px;
Làm mất tác dụng của đường bao của một thẻ HTML.

Để làm mất tác dụng đường bao của một thẻ HTML chúng ta dùng thuộc tính white-space: giá trị;
p {
white-space: nowrap;
}

Thuộc tính white-space sẽ làm cho toàn bộ đoạn văn bản ở trên một dòng.
icons, icon, download, free icon, css, html, design, jobs, themes, template, module, css guru, mockup css, css design, photoshop, joomla, drupal, magento, css gallery, Thiết kế web, seo,

Bài 5: Các thuộc tính của font chữ và định nghĩa font chữ cho văn bản 
Các thuộc tính về font chữ sẽ cho phép bạn thay đổi họ font (font family), độ đậm (boldness), kích thước (size) và kiểu font (style). 
01Đặt font cho đoạn văn bản.

Để đặt một loại font chữ nào đó cho đoạn văn bản thì chúng ta sẽ sử dụng thuộc tính font-faily:
p {
  font-family: Arial, Tahoma, Verdana, sans-serif;
}

Thông thường bạn cần phải khai báo họ của font ở cuối (trong ví dụ trên thì sans-serif là chỉ tới 1 họ font) để trong trường hợp máy của người duyệt Web không có các font như mình đã đặt thì nó sẽ lấy font mặc định của họ font trên.
02Đặt đoạn văn bản sử dụng font nhãn caption.

p.caption {
  font: caption;
}
03 Đặt kích thước font cho đoạn văn bản.

Khi chúng ta muốn những đoạn văn bản hoặc tiêu đề có kích thước của chữ khác nhau, chúng ta có thể sử dụng thuộc tính font-size:
h1 {
  font-size: 20px;
}

h3 {
  font-size: 12px;
}
04 Định lại kích thước font bằng thuộc tính font-size-ajust:
p {
  font-size-ajust: 0.60;
}
05Đặt kiểu font cho đoạn văn bản.

Chữ đậm, chữ nghiêng,... được đặt với thuộc tính font-style:
p {
  font-style: italic; /* normal | italic | oblique */
}



Muốn hiển thị font ở dạng small-caps hoặc ở dạng normal thì chúng ta sẽ sử dụng thuộc tính font-variant. Thuộc tính này có hai giá trị normal và small-caps
p {
  font-variant: normal; /* normal | small-caps */
}
07Đặt độ đậm nhạt của font.

Khi chúng ta muốn thay đổi độ đậm nhạt của văn bản chúng ta sẽ dùng thuộc tính font-weight:. Chúng ta có thể đặt giá 3 loại giá trị cho thuộc tính này 1. normal(bình thường), 2. bold(đậm), 3. 300(đặt dạng số)
h3 {
  font-weight: bold;
}

08Khai báo các thuộc tính font ở dạng shorthand.





p {
  font: italic small-caps 900 12px arial;
}


Bài 6: Đường viền và các thuộc tính của đường viền 
Các thuộc tính của đường viền (border) sẽ cho phép đặt các giá trị đặc biệt cho đườn viền như kiểu đường viền, kích thước, màu sắc. Thuộc tính này sẽ được áp dụng cho các thẻ HTML như <div>, <li>, <table>,...

Trong thuộc tính đường viền (border) chúng ta có 3 giá trị cơ bản đó là:
border-color:
border-width:
border-style:
01Thuộc tính màu của đường viền
Để đặt màu cho đường viền chúng ta sẽ đặt thông số màu cho thuộc tính border-color:
div.color {
  border-color: #CC0000;
}

02 Đặt chiều rộng cho đường viền (border)



Nếu muốn đặt chiều rộng của đường viền chúng ta sẽ đặt giá trị cho thuộc tính

border-width:
div.borerwidth {
  border-width: 2px;
}STT Giá trị
1 thin
2 medium
3 thick
4 length
03Chọn kiểu của đường viền

Bạn có thể sử dụng thuộc tính border-style để đặt kiểu cho đường viền. Chúng ta có thể gán cho thuộc tính này 9 giá trị khác nhau tương ứng với 9 kiểu đường viền khác nhau.

div.borderstyle {
  border-style: solid;
}STT border-style
1 none
2 hidden
3 dotted
4 dashed
5 solid
6 double
7 groove
8 ridge
9 inset
10 outset


Với 4 phía của đối tượng ta có 4 thuộc tính border tương ứng:
border-top:
border-right:
border-bottom:
border-left:

Ứng với đường viền của mỗi phía chúng ta đều có 3 giá trị (color, width, style)STT Phía Thuộc tính
1 top border-top-color:
border-top-width:
border-top-style:
2 right border-right-color:
border-right-width:
border-right-style:
3 bottom border-bottom-color:
border-bottom-width:
border-bottom-style:
4 left border-left-color:
border-left-width:
border-left-style:


Chúng ta có thể dùng phương pháp viết mã giản lược (shorthand) để viết các thuộc tính của đường viền gọn hơn. Giả sử chúng ta đặt thuộc tính border của thẻ <div> với độ rộng bằng 1, kiểu solid và màu là #CC0000
div.border {
  border: 1px solid #CC0000;
}
 Bài 7: Thuộc tính đường bao ngoài (Outline) 
Thuộc tính Outline sẽ vẽ một đường bao ngoài toàn bộ một phần tử HTML, đối với phần tử có đường viền (border) thì đường bao này sẽ bao trọn đường viền của phần tử đó. Cũng tương tự như đường viền bạn có thể đặt cho nó các thuộc tính về màu săc, độ lớn và kiểu.

Có một điều cần chú ý là các thuộc tính của đường bao này có thể không được hỗ trợ trên IE
01Đặt thuộc màu cho đường bao

Nếu muốn đặt màu cho đường bao chúng ta có thể sử dụng thuộc tính outline-color:
p {
  outline-color: #CC0000;
}
02Đặt độ rộng cho đường bao.

Tương tự như đường viền, để đặt độ rộng cho đường bao chúng ta đặt giá trị độ lớn cho thuộc tính outline-width:
p {
  outline-width: 2px;
}
03Chọn kiểu đường bao

Để chọn kiểu cho đường bao chúng ta sẽ đặt lần lượt các giá trị cho thuộc tính outline-style:
p {
  outline-style: dotted;
}STT outline-style
1 none
2 hidden
3 dotted
4 dashed
5 solid
6 double
7 groove
8 ridge
9 inset
10 outset

Để cho gọn chúng ta cũng có thể viết các giá trị của thuộc tính Outline dưới dạng shorthand như sau:
div.outline {
  outline: 1px solid #000;
}


Bài 8: Các thuộc tính của margin 
Thuộc tính margin sẽ định nghĩa khoảng trắng bao quanh một phần tử HTML. Nó có thể dùng giá trị âm để lồng nội dung vào với nhau. Tương ứng với 4 phía của một phần tử chúng ta có 4 thuộc tính tương ứng. Mặt khác để viết cho gọn chúng ta cũng có thể dùng cách viết giản lược để định nghĩa các giá trị cho thuộc tính margin.

Đối với các trình duyệt Netcape và IE thì giá trị mặc định của thuộc tính margin là 8px. Nhưng Opera thì không hỗ trợ như vậy. Để cho thống nhất chúng ta có thể đặt margin mặc định cho toàn bộ các phần tử.

Các giá trị mà thuộc tính margin có thể nhận được đó là: auto, length, %. Chúng ta đặt giá trị nào là tùy thích cộng với việc tương ứng tỉ lệ với các phần tử khác.

Tương ứng với 4 phía ta có 4 thuộc tính:
margin-top:
margin-right:
margin-bottom:
margin-left:

Để cho gọn chúng ta cũng có thể việt thuộc tính margin dưới dạng shorthand
div.margin {
  margin: 10px 4px 5px 9px; /* top | right | bottom | left*/
}
Bài 9: CSS padding 
CSS padding sẽ định nghĩa khoảng trống giữa mép của các phần tử tới các phần tử con hoặc nội dung bên trong. Chúng ta không thể gán giá trị âm cho thuộc tính này. Cũng giống như margin thuộc tính padding cũng tương ứng với 4 phía của phần tử.

Tương ứng với 4 phía của phần tử chúng ta có 4 thuộc tính padding tương ứng đó là:
padding-top:
padding-right:
padding-bottom:
padding-left:

Các giá trị có thể gán cho các thuộc tính này là : % hoặc length

Để viết cho gọn chúng ta cũng có thể viết thuộc tính padding dưới dạng shorthand.
div.padding {
  padding: 5px 3px 2px 8px;

}

Cách viết giản lược trong CSS

Nếu bạn là người thực sự muốn tìm hiểu về CSS, thì bạn không thể không tìm hiểu cách viết giản lược(shorthand) trong CSS. Cách viết này thực sự mang lại những lợi ích và tiện lợi khi bạn sử dụng CSS.

Trước khi đi vào phân tích những tiện lợi mà nó mang lại, tôi xin lấy một ví dụ đơn giản như sau. Giả sử rằng chúng ta muốn định dạng cho một thẻ <div> có đường viền bao quanh thì chúng ta cần phải viết.

border-width: 1px;
border-style: solid;
border-color: #CC0000;
Thay vì phải viết như vậy chúng ta chỉ cần viết 

border: 1px solid #CC0000;
Qua ví dụ đơn giản ở trên ta có thể thấy cách viết này mang lại cho chúng ta một số lợi ích sau.

1.Thứ nhất: nó giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể thời gian phải viết mã CSS.
2.Thứ hai: bạn cứ tưởng tượng rằng file CSS của bạn có tới vài ngìn dòng và dung lượng lên tới vài trăm Kb, thì cách viết này còn giúp bạn giảm thiểu được đáng kể dung lượng của file CSS và giúp bạn dễ dàng theo dõi hơn, khi số lượng dòng của trang được giảm xuống.
Sau đây tôi xin đi vào chi tiết một số thuộc tính trong CSs mà chúng ta có thể dùng cách viết giản lược. 

1. Thuộc tính Color
Có rất nhiều cách để định nghĩa một màu trong CSS, chúng ta có thể định nghĩa theo hệ số Hexa(trong hệ màu RGB), hoặc chúng ta có thể viết tên màu (ví dụ: white, red…). Nhưng cách định nghĩa theo hệ số Hexa được sử dụng thông dụng nhất. Để định nghĩa theo hệ Hexa chúng ta sẽ đặt dấu (#) ở trước sau đó đến các thông số màu (ví dụ: #003366). Dãy các thông số màu được chia làm 3 phần tương ứng với ba màu Red, Green, Blue (00: Red | 33: Green | 66: Blue). Trong cách định nghĩa hệ số màu ta cũng có cách viết giản lược như sau: #000000 có thể viết #000 hoặc #003366 có thể viết #036

2. Thuộc tính margin và padding.


margin-top: 10px;

margin-right: 15px;
margin-bottom: 20px;
margin-left: 25px;
Được thay thế bằng

margin: 10px 15px 20px 25px; /* top | right | bottom | left */
Tương tự với thuộc tính padding

padding-top: 10px;
pading-right: 15px;
padding-bottom: 20px;
padding-left: 25px;
padding: 10px 15px 20px 25px; /* top | right | bottom | left */
Cả hai thuộc tính margin và padding có hai chú ý như sau: nếu trong trường hợp có hai thông số.

margin: 10px 20px; /* top bottom | right left */
padding: 10px 20px; /* top bottom | right left */
Thì thông số thứ nhất tương đương với top và bottom còn thông số thứ hai tương đương với right và left

Trong trường hợp margin và padding có 3 thông số:

margin: 10px 20px 15px; /* top | right left | bottom */
padding: 10px 20px 15px; /* top | right left | bottom */
Thì thông số thứ nhất tương đương với top, thông số thứ hai tương đương với right và left, thông số thứ 3 tương đương với bottom

3. Thuộc tính border.
border-with: 1px;
border-style: solid;
border-color: #CC0000;
Sẽ viết thành

border: 1px solid #CC0000; /* width | style | color */
4. Thuộc tính background.
background-color: #CC0000;
background-image: (image url);
background-repeat: no-repeat; /* repeat-x, repeat-y */
background-position: top left;
Tương đương với

background: #CC0000 url('/image url') no-repeat top left;
5. Thuộc tính font
font-size: 1em;
line-height: 1.5em;
font-variant:small-caps;
font-weight: bold;
font-style: italic;
font-famyli: Arial, Verdana, Sans-serif;

Dạng viết giản lược


font: 1em/1.5em bold italic small-caps Arial,Verdana,Sans-serif;
 List type
list-style: none;
Có nghĩa là

list-style-type: none;
Bạn cũng có thể sử dụng thuộc tính list-style-position và list-type-image để định dạng cho danh sách không có thứ tự unordered lists, sử dụng hình ảnh cho mỗi dòng và sử dụng list-type-style là hình vuông trong trường hợp không hiển thị được ảnh. Và hai cách viết dưới đây là như nhau.

list-style:square inside url('/image.gif');
là giản lược cho:

list-style-type: square;
list-style-position: inside;
list-style-image: url('/image.gif');

6. Outline

Thuộc tính này rất ít dùng vì có rất ít các trình duyệt hiện tại hỗ trợ thuộc tính này, hiện tại chỉ có một số trình duyệt hỗ trợ thuộc tính này Safari, OmniWeb và Opera. Cách viết giản lược các thuộc tính này như sau:

outline-color: #000;
outline-style: solid;
outline-with: 2px;
Cách viết giản lược sẽ là


outline: #000 solid 2px;

Cú pháp của CSS 

Sau khi hiểu là nắm bắt được một số đặc tính của CSS chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về cú pháp và cách khai báo của các thẻ CSS

Cú pháp của CSS được chia làm 3 phần. phần thẻ chọn (selector), phần thuộc tính (property), phần nhãn (value).
selector {property: value}

Nếu nhãn của bạn có nhiều từ bạn nên đặt nhãn của bạn vào trong dấu nháy kép
p {font-family: "sans serif"}

Trong trường hợp thẻ chọn của bạn nhiều thuộc tính thì các thuộc tính sẽ được ngăn cách bởi dấu (;).
p {text-align:center;color:red}

Khi thẻ chọn có nhiều thuộc tính thì chúng ta nên để mỗi thuộc tính ở trên một dòng riêng biệt.
p {
text-align: center;
color: black;
font-family: arial
}


source:cssyeah.com/ 
Tham khảo thêm:
 Các thành phần của CSS Style
   Category: Computers & Electronics
Product Type: Computers
Manufacturer: Multiply
Tùy chỉnh CSS
Trang web Multiply  của bạn được tạo ra bởi một số thành phần nhỏ hơn, hoặc các yếu tố khác, và bạn có thể tùy chỉnh trong số các yếu tố sử dụng
(CSS). (Cascading Style Sheets ) vào customize Mysite và chọn "Custom CSS" để làm làm được điều đó Hầu hết các yếu tố chính của trang web của bạn được liệt kê dưới đây.
Dưới mỗi thành phần  CSS bạn có thể tìm thấy cú pháp đúng để sử dụng hay tùy chỉnh các yếu tố cụ thể muốn có theo ý bạn..
BODY

--------------------------------------------------------------------------------
main body
body { %elements }

NAVIGATION

--------------------------------------------------------------------------------
global navigation bar
table.globalnav { %elements }

input area on global navigation bar
.navinput { %elements }

your page's navigation area
div.owner_nav { %elements }

your page navigation links
li.gnopt a { %elements }
li.gnopt a:visited { %elements }
li.gnopt a:hover { %elements }
li.gnopt a:links { %elements }

your page navigation currently selected link
li.gnoptsel a { %elements }
li.gnoptsel a:visited { %elements }
li.gnoptsel a:hover { %elements }
li.gnoptsel a:links { %elements }

RAIL

--------------------------------------------------------------------------------
main portion of right rail
.rail { %elements }

inner portion of right rail
.railbody { %elements }

top portion of right rail with mini profile
.railstart { %elements }

bottom portion of right rail
.railend { %elements }

right rail links in profile area
ul.sidelist a { %elements }
ul.sidelist a:visited { %elements }
ul.sidelist a:hover { %elements }
ul.sidelist a:links { %elements }

For visual consistency it is recommended that you apply similar attributes to the rail elements, with the exception of 'width' for the railbody.

TITLES

--------------------------------------------------------------------------------
site title
h1#page_owner_title { %elements }

page title
h1 { %elements }

ITEMBOXES

--------------------------------------------------------------------------------
item box title area (top portion of item box)
.itemboxsub { %elements }

item title area right detail info
.itemsubsub { %elements }

item contents
.itembox { %elements %}

item contents for albums in linear mode
.itemboxalbum { %elements }

links inside itembox
.itembox a { %elements }
.itembox a:visited { %elements }
.itembox a:link { %elements }
.itembox a:hover { %elements }

link inside itembox heading
.cattitle a { %elements }

legend area (in profile page only)
.itembox legend { %elements }

TOP HAT NAVIGTION

--------------------------------------------------------------------------------
div.gndd { %elements }
div.gndd a { %elements }
div.gndd a:hover { %elements }

CALENDAR

--------------------------------------------------------------------------------

calendar lines
.caldiv1 { %elements }

calendar header area (days of week)
.caldiv1 th { %elements }

calendar date cell
.caldiv1 td { %elements }

Ghi chú:
{ %elements}
(các thành phần cơ bản gồm )

 font-family, font-size, font-weight, color, margin, padding, border, background, text-align, text-decoration, text-position,.



Tạm dịch  các thuật ngữ ghi trong bảng kê các thành phần màu như sau :
- body background : cho nền chung,

- body font : chữ ở thân giao diện weblog

- body links: chữ có cài link ở thân giao diện weblog

- header background : nền của đầu weblog

- header tab background : nền các nút link tại đầu weblog

- nav header background : nền của đầu hộp navigation

- nav tab links : chữ cài link trong tab navigation

- nav selected tab links : links trong tab nav. khi chọn.

- nav tab background : nền của tab navigation

- right rail font : phông chữ  trong hộp rail

- right rail links : chữ có dẫn links trong hộp rail

- right rail background : nền cho hộp rail

- site title font : cho chữ ở title của weblog

- item box title background nền của hộp tiêu đề mục

- item box title font : chữ trong hộp tiêu đề mục

- item box contents font : chữ trong nội dung được trích

- item box links : chữ có cài link dẫn trong hộp mục

- item box content background : nền cho khung nhập liệu (gọi là nền trang).













Cười chút chơi





Quảng cáo Thẩm Mỹ Viện


             “Xin các bạn chớ có liếc mắt đưa tình với các cô gái xinh đẹp từ thẩm mỹ viện của chúng tôi đi ra, hoàn toàn có khẳ năng cô gái ấy chính là bà ngoại của bạn đấy”.





Thầy Bói Với Một Cô Gái

-Sắp tới trong đời cô sẽ xuất hiện một người…

-Ôi, Tuyệt quá! Trông người đó thế nào?

-Không tóc, không răng, nặng khoảng ba ký rưỡi….





 Hình phạt “Ba trong một”


Một chàng trai lạc trong rừng và tìm được một nhà sàn, chủ nhà là một người Trung Quốc.

-Tôi xin ở trọ một đêm.

- Được, nhưng có một điều kiện, nếu anh động vào con gái tôi thì phải chịu hình phạt tàn khốc của người Trung Quốc.

Chấp nhận điều kiện xong anh chàng mới nhìn thấy người con gái của lão chủ đẹp như thiên thần, thân hình tuyệt mỹ. Tệ hơn cả là cái nháy mắt đầy ngụ ý của nàng. Cơm tối xong xuôi, Lão già đi ngủ trước, không quên để lại ánh mắt răn đe chàng trai nọ.

 Nửa đêm, chàng lẻn sang phòng cô gái…Sáng hôm sau, mệt mỏi nhưng hạnh phúc, chàng về giường và thiếp đi. Lúc tỉnh dậy, chàng thấy một tảng đá rất to đè lên ngực, có một dòng chữ:

“Hình phạt thứ nhất: Một tảng đá to đè lên ngực!”

Thường quá, chàng nhấc tảng đá và ném qua cửa sổ. Vừa lúc đó chàng nhìn thấy dòng chữ thứ hai dán cạnh cửa sổ:

“Hình phạt thứ hai: Vật gây án được buộc với tảng đá bằng dây thừng!”.

Rùng mình, chàng nhảy đại qua cửa sổ theo tảng đá, trong lúc rơi từ cửa sổ xuống chàng nhìn thấy dòng cảnh báo cuối cùng viết rất to trên mặt đất:

“Hình phạt thứ ba: Vật gây án còn được buộc với chân giường bằng sợi đàn Violon!:.



20 thg 11, 2007

Cuối thu




Anh chẳng tin rằng mùa thu đẹp nhất
Không bóng Em, thu vô vị lạ lùng
Nắng có thấy Em nơi miền xa lắc
Gửi giùm Anh một khoảng thu nhớ nhung(st)



Đêm nay, cũng lại là một buổi đêm, khi ngồi một mình trong căn phòng nhỏ này, bất giác cảm thấy hơi lạnh ùa vào cửa sổ… Cơn gió của mùa đông… Chút se lạnh của khí trời đang chuyển mùa… Vậy là mùa đông đang đến… Lần này là những cảm nhận rất rõ, mùa đông đang đến thật gần chứ không còn mơ hồ như trước đây…

Thời gian thấm thoát trôi qua, ngoảnh đi ngoảnh lại, đã là cuối thu... Mùa thu rất đẹp. Đẹp nhưng không dễ cảm nhận được. Phải những ai yêu cái khí trời thoang thoảng gió, yêu cái nắng dịu nhẹ của tháng 9 mới có thể cảm nhận rõ mùa thu nơi đây… Mùa thu qua đi, nhường chỗ cho một mùa đông giá lạnh đang đến. Một mùa đông không hẳn là đông ở cái thành phố chỉ có hai mùa mưa nắng này.

Khoảnh khắc cuối thu làm tôi nhớ lại những điều đã qua…

Bên tai là bản nhạc Valses êm dịu, cảm thấy lòng mình chùng xuống… Khẽ chạm tay vào ký ức đã ngủ quên, cảm xúc đang rung lên thành những cung bậc, những cung bậc không rõ ràng nhưng lại chất chứa bao điều chưa kịp nói ra…

Tôi đã quyết định từ bỏ những điều mình yêu thích, những thứ quen thuộc, những thứ đã gắn bó với tôi … Buồn lắm… Nhưng không còn cách nào khác… Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi buồn như thế này, khi bất chợt nghĩ lại mọi chuyện, nghĩ đến quyết định của mình…khoảng thời gian yên bình và hạnh phúc…

Chợt nhớ quá thời còn là sinh viên, với biết bao kỷ niệm, với những tiếng cười in dấu trên khắp nẻo đường chúng tôi ngang qua… Và cả những giọt nước mắt. Giọt nước mắt khóc cho những dại khờ, khóc cho những nông nổi, khóc cho những yêu dấu… Đôi khi nỗi nhớ làm tôi mềm lòng, muốn quay trở lại từ đầu, muốn được quay về với quá khứ, với những ngày xưa, để có thể níu giữ lại những khoảnh khắc ấy “Chỉ ở đây thôi, mãi ở đây nhé. Và đừng đi đâu cả…”

Rồi một buổi sáng thức giấc, chợt nhận ra rằng hạnh phúc mà ta đang có quá đỗi mong manh… Những gì tôi đã từng quá chắc chắn, quá tin tưởng giờ bỗng trở nên lung lay trước mọi thay đổi của cuộc đời…

Quá khứ làm tôi đau lòng quá… Trong một buổi tối như thế này, vào những ngày gió chuyển mùa như thế này… Có thể quay lại được không, ngày xưa ơi ? Trôi qua là một quãng thời gian dài dằng dặc. Hạnh phúc đã có tưởng chừng chẳng thể mất đi, nhưng rốt cuộc, đã không giữ lại được gì cả, đành nhìn nó trôi qua từng giờ từng khắc, rồi cảm thấy mình bất lực, cảm thấy mình có lỗi thật nhiều…

Giá mà có thể làm được điều gì đó, tôi sẽ làm…
Giá mà có thể quay trở lại nồng nàn và vẹn nguyên như ngày xưa, tôi sẽ quay trở lại…
Giá mà…