19 thg 8, 2010

Ta balo (gốm Bầu trúc)

Ra khỏi Tp Phan rang  10 km về hướng nam có một làng gốm Champa



Theo mình  nhận thấy đúng là một làng gốm cổ xưa  còn sót lại .  Họ vẫn làm bằng tay các công đoạn  , không có bàn xoay , người làm tạo tác gốm thì đi vòng quanh sản phẫm tạo dáng  và dụng cụ tạo hình thì gần như không cần gì ngoaì cái thìa nhỏ,  con dao  cũ ,võ ốc..
Nung gốm thì bằng rơm, rạ sau vụ mùa thu hoạch lúa , Cư dân Chăm theo truyền thống mẫu hệ nên người ta nói nghề "Mẹ truyền con nối" và hầu hết nghệ nhân là phụ nữ . Gần đây mới thấy lác đác đàn ông tham gia làm gốm .


 


Sản phẩm dân gian của một làng nghề gốm thủ công cổ truyền gần như duy nhất ở vùng Đông Nam Á , tương truyền vốn đã có từ thời vua Chăm Poklongarai (1151-1205) và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay.

Xưa kia làng có tên Chăm là Paley Hamu Trok, người Việt gọi là Ma Tró, Sau trận lụt lớn năm 1964 (Giáp Thìn), làng được dời về vị trí bây giờ, cạnh một hồ nước lớn, quanh hồ có nhiều cây trúc từ đó làng có tên là Bầu Trúc. Ngày nay nằm trong địa phận Ninh Phước, Phan rang.





Ngày trước sản phẫm gốm làm ra chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt , ngày nay nhiều nhà chuyễn sang làm gốm mỹ nghệ .. Tạo tác bằng tay rất đẹp và không "đụng hàng " Sản phẩm gốm Bầu Trúc hiện nay đa dạng hơn trước đây, nhiều mẩu mã  vừa được sử dụng trong gia đình, vừa dùng làm đồ lưu niệm cho khách du lịch đồng thời còn sử dụng trong lĩnh vực trang trí nội thất...nên khách du lịch và các nơi rất ưa chuộng ,
 



Chỉ bằng đôi bàn tay với những công cụ thô sơ  nghệ nhân đã tạo nên những bức tượng, phù điêu mang đậm sắc thái văn hóa lễ hội dân gian Chăm.




Hình minh họa :
 *Con gái Chăm dễ thương "đội nước" tiếng Chăm là "jda pụ" ( nghe ..lóm thế có thể An type sai)




Con gái Chăm trong trang phục truyền thống xinh xắn .

*Nhìn cặp đôi mặc trang phục dân tộc "iu " hok ?
Đôi nam nữ ghép lá trầu thành quả tim , trầu cau cũng là phẩm vật quan trọng trong cưới hỏi như người Kinh .Có một cô bày An cách tỏ tình nói  như hát ..."tày lơi ! ai lít tày lơi "( em ơi!  anh yêu em) hihi!



*Già làng  chơi kèn "saranai" tiếng réo rắt ,  huyền bí âm vang xưa cổ giống tiếng kèn thày dạy rắn Ấn độ


Người Chăm cũng thờ cúng sinh thực khí , ảnh trên là "yoni" và"linga" đại diện cho male & female




Hẹn ngày tái ngộ !
 Nhóm từ đơn giản tiếng Champa An viết kiểu tiếng anh cho dễ nhớ  từ "đi" đọc là "now"hay "nao"
"đi chơi" đọc là "now ing"  hay "nao inh" đại từ danh xưng "tôi" đọc là "I" vd anh yêu em"I litte" ai lít tày lơi "    em yêu anh đọc ngược lại "tày lít ai lơi "   hihihihihi !

18 thg 8, 2010

Ta balô (bánh xèo , bánh căn)





Miền đất Panduranga , Thành phố Phan rang dịu bớt cái nóng bức vào buổi chiều.. Trưa   mình than thở " ui chời ơi !'nóng ơi là nóng", anh bạn quen trố mắt nhìn ,hơ ! nóng nhiu đó ăn thua gì mà kêu hỗng biết xứ này có tên gọi khác nỗi tiếng sao ? wow ! còn tên gì nữa sao ?
Vừa cười dí dỏm hắn vừa nói  *xứ này còn có tên " gió như Phan , nắng như ..Rang " hỗm rày có mưa dịu bớt đó chứ  thường mùa này nóng lắm lại gió nữa ..
Chiều  trời dịu mát Cnj rũ đi ăn bánh ...xèo , bánh căn .. hihi thì đi cho biết  ( thật ra mình biết rồi )..ngày trước mình về có đi ăn món này với bạn nhung khá lâu rồi quên mất ..
Trong phố sau công viên có hồ nước người dân địa phuong gọi là ...Hồ cá , con đường nhỏ ngỏTrần quang Diệu ..ngày trước nơi này hoang sơ bây giờ thành phố ẫm thực mất rồi .Nhìn quanh thôi thì  đặc sãn ốc hương ..Sài gòn ,Phở Lý quốc sư .. Hà nội giữa hai quán Sài gòn và Hà nội ấy là bánh xèo ...Phan rang .. hay thật ..

Bánh xèo:

Bánh xèo Phan Rang không giống với bánh xèo những nơi khác, chiếc bánh chỉ nhỏ bằng bàn tay, lại được đổ trên những chiếc khuôn bằng đất sét có xuất xứ từ làng gốm cổ xưa : gốm Bầu Trúc.  nhân thì mực , tôm to đùng , gần biển nên hải sản tươi ngon là thế



Một đĩa rau tươi bày ra nào là  rau càng cua, rau diếp cá, tía tô ... dưa chuột xắt khoanh , salad dalat,  nhìn thích mắt


Nước mắm cũng rất đặc trưng đễ "húp" nên được pha loãng ngọt mặn vừa ăn , Vị cay của ớt, bùi bùi của đậu phọng rang giã nhuyển  cảm giác khẩu vị lạ ..  Bạn phải ăn theo cách của Phan Rang.  gắp thả chiếc bánh vào chén nước mắm, trộn thêm rau sống, rồi măm măm..vị hải sản tươi cộng với nước mắm thứ thiệt miền biển nhai trong miệng bạn sẽ thấy thế nào là bánh xèo Phan Rang.



Tính cách người Phan Rang bình dị, chân chất .Ghé bất kỳ quán bánh xèo nào dọc đường bạn gặp. Những quán hàng bình dị, không cầu kỳ câu khách.Giá rất rẽ nếu nói chất lượng ấy tại các tp khác bạn chỉ mua dược vài con tôm tươi bé tẹo .Món ăn dân dã như chiếc bánh xèo phần nào đã thể hiện được nét văn hóa rất riêng của người dân xứ biển. Bình dị dễ gần, và chan hòa tình cảm. 




Bánh Căn :




Món này giống món bánh ..khọt nam bộ , Phan rang người ta gọi bánh căn cũng khuôn bánh bằng đất sét nung làng gốm cổ Bầu trúc , khuôn có cái nắp đậy cũng bằng gốm trông như cái núm vú, nhớ hồi ấy mình nghe bà mẹ quê mắng con gái.. Con nhỏ này vú bằng cái nắp bánh căn mà bày đặt mê trai  hi hi hi hi.





Chỉ là bột gạo xay nhung với bí quyết riêng bánh rất dòn bên ngoài  bên trong mềm hơi béo ( An nghe nói là khi xay người ta trộn thêm tí ...cơm nguội đó , chắc ngày xưa khó khăn, bà mẹ nào đó khi xay bột tận dụng cơm thừa hóa ra ngon chăng ?)



Bánh căn chỉ là bột nướng trên khuôn  đất . Về sau này người ta thêm trứng , hay chút thịt băm , có nơi là 1 khoanh mực , Khi nạy ra khỏi khuôn cho thêm hành lá xanh xắt nhỏ trộn mỡ, tận dụng luôn "tóp" mỡ giòn giòn .. bây giờ người ta thay tóp mỡ bằng ..bánh mì xắt vuông chiên giòn cũng ngon ..



 

 Bánh căn ăn sành điệu theo kiểu Phan rang bạn phải biết gọi ơi ới .
" Chị ơi cho xin chén nước cá kho"
Ha ha  ,  lúc ấy người ta mới chịu mang ra bát cá kho có vài khoanh cá miễn phí , Và nếu không gọi "xin" thêm thì bạn chỉ có nước mắm .. Bánh căn mà không ăn với nước cá kho là hỗng phải...Phan rang à nha (chiêu này dân "thổ địa" bày mình )  món bánh căn  không ăn với rau tuy nhiên nếu thích bạn gọi thêm rau chủ quán cũng free luôn ..



Nước cá kho tùy theo mùa  có thể là cá ngừ , hay cá chuồng bay  kho nước dừa , Bạn nhớ khi ăn thêm ớt cay xè  vào , gắp.thả cái bánh căn  ú nu vào  xong , vừa nhai vừa.....húp ngon tuyệt .. ui da lại đói bụng rồi ..




(Entry này viết tặng bạn nhỏ  Phan rang)


Er hoang An nk



17 thg 8, 2010

Về đây nghe em .

 
Nhạc:Trần Quang Lộc  Trình bày : Evis Phương

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để đời đời làm giọt sương mai
Để chào đời bằng lòng mới lớn
Để hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi
Này người ơi vươn cao vươn cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương
Nụ cười tươi trên môi em thơ
Là tiếng hát hân hoan cho đời
Về đây cho nhau nụ cười tương lai
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây đứng khóc trên sông nước này
Chở lòng người trở về quê hương
Chở hồn người vào dòng suối mát....

Ta balô (đông xuân thu hạ)

 


Đông
Sáng sớm mù sương ,Ngoại ô Dalat như trong mây ..Dắt chiếc motor bự to đùng ,đen thui sáng bóng . cậu Cnj rũ mình du lịch bụi .".ta balo ".
..Haha tây nó dám qua đây lang thang bụi "tây balô "vậy mình cũng ..".ta balô" mới ngon nha mậy !! Cậu Cnj cười to dắt xe ra ngõ .


Sáng sớm Dalat  sương mù lạnh như mùa đông , mặt trời khuất núi lên muộn ánh sáng yếu , kéo cổ áo trùm đầu ,mang balô hướng đông trực chỉ...xuống đèo !

Hai bên đường thông xanh thơm mùi rất riêng gợi nhớ ,  sương còn đọng trên lá dam bụt mọc hoang . Xe ra khỏi tp chừng 10km là nghe tiếng thác Prenn reo ..

Xuân


Thác này sao tên ...tây nhỉ ??.. tây gì đâu nè ,nó là tiếng  dân tộc K'ho đó ,nó đọc là prềnh có nghĩa là Cà đắng, sau người dân đọc trại thành Prenn.  khu vực thượng nguồn của thác, dọc hai bên bờ suối vẫn còn rất nhiều cây Cà đắng mọc hoang .loại cà mọc hoang này chế biến ăn được đó..
Nơi này không khí trong lành và khí hậu mát dịu cây mọc hoang cũng xanh tốt hoa dại ven đường như mùa Xuân ôn đới..


Xuống đèo ngoạn mục nhìn từ trên cao thấy gấp khúc đường đèo thoáng xa rừng núi bạt ngàn rất hoang sơ , đẹp hùng vĩ  thảo nào nó có tên Ngoạn mục ..không gian xanh bao la ..


 


Thu
Đường đi qua một khúc quanh rất gấp , người địa phương gọi là "cua cùi chỏ" cảnh vật như chuyễn mùa hai bên đường cây ít xanh hơn thoáng nghe hơi nóng..  Đi xuyên qua  hai lần dưới ống nước thũy lực nhà máy thủy điện Danhim trời như chuyễn mùa cây lá khô hanh ..

 


Hạ
Xuống hết đèo trời nóng bức . mình phải dừng xe uống nước chống nóng , Dưới chân đèo là thị trấn nhỏ Krongpha  nghe cả tiếng ve kêu mùa hè ..ngộ chưa ? Đi vài chục cây số cảm nhận bốn mùa trên một thời gian làm mình có cãm giác như từ trong phòng máy lạnh bước ra ngoài nắng ,nóng rát mặt.

Nơi đây là địa giới Ninh thuận

Dọc theo hai bên đường khi dừng chân ghé vào quán nước bạn sẽ rất ngạc nhiên vì nghe dân địa phương nói giọng ...Quãng trị  hỏi mới biết nơi này ngày xưa mùa hè năm 1972 lúc chiến tranh ác liệt dân Quãng trị di dân vào đây lập làng nen còn gọi là Quãng Thuận (Quãng trị , Ninh thuận )


Đi khoãng 30km nữa  nhìn bên trái bạn sẽ thấy tháp Chăm cổ Poklongarai mình đang đi vào thành phố có tên dài nhất Vn thành phố.Phan -rang -tháp- chàm .. 
 

Gọi Tháp chàm vì nơi đây có ngọn tháp Chăm, cách gọi này  người Chămpa bản địa tự gọi là Chăm nếu bạn gặp họ  nên gọi cách này , gọi Chàm là cách gọi người Việt xưa gọi trại ra có ý coi thường họ không thích đâu nha , vì vậy nếu bạn về đây nếu có giao tiếp , tham dự tết của họ gọi là lễ katê thì bạn nên gọi là "Chăm",Họ sẽ quý bạn hơn đó nha



Phan rang cũng là địa danh gọi việt hóa bắt nguồn từ tiếng Champa cổ Pangdurangga...
"Theo truyền thuyết của dân tộc Chăm, có một cặp vợ chồng nông dân nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh nằm trên bọt nước, trôi từ thượng nguồn dòng sông Cái*,sau này gọi là sông Dinh * (chảy qua địa phận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đổ ra biển). Tiếng khóc của đứa trẻ đã làm động lòng cặp vợ chồng làm rẫy gần đấy và họ đã đem bé về nuôi. Họ đâu biết, đứa trẻ này được bề trên phái xuống để thử lòng dạ người trần. Trời làm cho đứa bé bị ghẻ lở đầy người, mà các thầy thuốc giỏi trong vùng đều không thể chữa khỏi, cốt ý để xem cặp vợ chồng này đối xử như thế nào với đứa bé. Sau đó, trời cho rồng vàng xuống trần, liếm hết những vết ghẻ lở trên người của cậu bé đang chăn trâu lúc nằm ngủ trưa ở ngoài đồng. Cậu bé sau đó trở nên ...đẹp trai ...
Sau khi vị vua trị vì mất, nghe lời của  vị thầy cả Chang, cậu bé  được phong làm vua, lấy tên hiệu là Poklongarai..."
Theo lời Cnj kể thì dân đia phương gọi vị vua có tượng thờ trong tháp Chăm này là .."vua lác "  có công lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy ở địa phương . Gọi là "vua lác" chắc là  do truyền thuyết trên..ngoài ra còn thấy thờ con bò bằng đá  chắc là do ảnh hưởng văn hóa gốc Ấn độ giáo ..
Thành phố trẻ ven biễn này đẹp và đang phát triễn mạnh .. Nghe nói có nhiều món ăn "đăc sản" bụi rất ngon và rẽ , nếu biết..và "ta balo" có người chỉ đường vẽ lối ... Hẹn viết tiếp sau khi đi ...thực tế no bụng món ngon nha .


note:**Dòng sông chảy ngang qua tp PRTC  về hướng nam có tên Chăm là sông Cái có nghĩa là dòng sông mẹ sau này gọi là sông Dinh vì trước đây có  dinh thự của vua Bảo đại xây tại đây , nơi bây giờ là sân vận động tp .Ngày xưa chổ này có tên là Thiền cũ tức là Thành cũ bị nói trại ra ..Bây giờ có ngã năm Phủ hà hướng bắc ra Nha trang hướng nam về tp HCM  hướng đông bắc ra đi biển khu du lịch Ninh chữ  đi thẳng là vào tp PR đó bạn ..còn đi ngược lên là Dalat ..

 Giải thích khác nói tên con sông Dinh có lẽ từ Dinh xuất phát từ chữ DING (đọc là Tìng) của người Chăm. Ding có nghĩa là phố, “nau ding” có nghĩa là đi xuống phố. Con sông chảy ngang phố (phía nam Phan Rang), người Chăm gọi là KRAUNG DING (có nghĩa là Sông Phố), và người Kinh phiên âm ra thành SÔNG DINH, theo âm tiếng Chăm đọc trại ra.
Hỏi Cnj , theo Cậu Cnj thì ngay cả địa danh Nha trang cũng phiên âm từ tiếng Chăm , mình chưa biết viết ra sao nhung tạm phiên âm theo cách đọc "Y'aTrang
"
trang : cây lau
ýa : nước, bến nước, sông
- paley ýa trang : xứ Nha Trang ....Như vậy tên gốc Nha trang rất thơ mộng theo tiếng Chăm cổ là "dòng sông cỏ lau "
  

    

Đừng giận hờn...Cũng đừng trách cứ...Anh chỉ là người tình cờ đi qua