16 thg 10, 2007

Bức họa

BỨC HỌA



Truyện ngắn  thật cảm động 
 làm An chợt nhớ Hà nội một chút thoáng xưa ..




Khách hỏi về tác giả, về giá bán bức họa. Ông ta như thoáng buồn khi nghe nói bức chân dung không bán. Khách lại tần ngần ngắm tranh. "ừ, đúng là mình đã gặp ông ta ở đâu? Đôi mắt, cái nhìn...?"- hoạ sĩ nghĩ. Lúc sau vẻ cương quyết, khách lại đề nghị mua bức chân dung, tuỳ họa sĩ định giá. Qua những câu lộn xộn, thiếu mạch lạc, và xen vào những câu tiếng Pháp, hoạ sĩ biết ông ta gốc Việt, tha hương hơn năm chục năm rồi, đây là lần đầu tiên về thăm quê hương bản quán. Nghe họa sĩ nói bức họạ gắn với một kỷ niệm, nên không bán, ông khách rất thất vọng. Thời gian trôi đi vẫn thấy khách lặng lẽ ngắm tranh, mắt ông ta còn như nhoà lệ. Hoạ sĩ chợt nhận ra, đôi mắt, cái nhìn của khách giống cụ già trong tranh đến kì lạ. Một lần nữa ông Việt kiều bước về phía hoạ sĩ. Lần này ông ta đặt câu hỏi về người mẫu- chắc bà cụ có uẩn khúc hay hoàn cảnh éo le chăng? Cụ hiện ở đâu? Tại sao hoạ sĩ để vết sẫm trên trán, cần thiết phải tạo mảng màu ấy không? Sao bàn tay cụ già trong tranh nắm gậy vẻ không tự nhiên? Nghe khách hỏi hoạ sĩ ngạc nhiên- ông khách quả có cái nhìn tinh tế, am hiểu hội hoạ. Bức vẽ gần như nguyên mẫu, trên trán, dưới chân tóc bà cụ người mẫu có bớt đậm, ngón tay trỏ của cụ bị tật. Nghe họa sĩ giải thích, thần sắc khách như khác lạ, ông ta hấp tấp hỏi, hỏi nhiều lắm. Hoạ sĩ nhớ: "Bà lão nói tên làng, một cái tên nôm chỉ còn trong trí nhớ người già, tên gì nhỉ...? à đúng rồi... làng Đún..."- Làng Đún... làng tôi đấy! (ông khách nắm tay hoạ sĩ lắc lắc). Tôi về Việt Nam tìm mẹ.

Hoạ sĩ bàng hoàng. Sự trùng hợp hay ngẫu nhiên chăng? Số phận run rủi? Đúng! Đôi mắt bà cụ, đôi mắt ông ta giống nhau đến kì lạ. -"Cụ hiện không nơi nương tựa. Đêm đêm ngủ ở một chân cầu nào đó trong thành phố..." Nghe kể, nước mắt khách chảy dài trên má. Hơn 50 năm trước họ xa nhau. Hoàn cảnh túng đói người mẹ để lại đứa con còn đỏ hỏn, đi Hải Phòng làm vú nuôi, lấy tiền nuôi con và gia đình. Hơn năm sau bỗng người làng đồn, bà đã chết, đồn bà làm lẽ ông chủ buôn nước mắm bà làm vú nuôi ở nhà ông ta. Chuyện đồn về làng đến sợ. Chẳng ai rõ ra sao, nhưng chuyện lâu rồi, bà không có tin về làng là sự thật. Người chồng và đứa con cũng rời làng. Số phận xô đẩy đến mức họ trôi dạt đến tận xứ người, một đồn điền giữa hòn đảo nơi đại dương mênh mông, quê hương là phía mặt trời lặn. Trước lúc nhắm mắt nơi đất khách, ông bố trăng trối cho con:Về quê hương tìm mẹ. Người con chính là vị khách ngoại quốc. Bao công sức ông mới tìm ra làng Đún. Giờ chẳng ai gọi tên ấy nữa. Làng khác xưa rồi, không như lời bố ông trăng trối. Dân làng ít người biết chuyện gia đình ông hồi đó. Sau này bà mẹ có trở lại. Cái đận đói bốn lăm chết vãn làng, lại bước vào cuộc chiến tranh, mỗi người ly tán một phương, biết sao số phận của nhau! Không chồng, không con, không cả họ hàng gần gũi, bà chẳng quay về làng lần nào nữa.

Ông khách ngoại quốc lang thang khắp thành phố, đêm đêm tới các chân cầu mái hiên tìm mẹ. Thỉnh thoảng ông lại quay về phòng tranh, thẫn thờ nhìn bức họa. Trước bức chân dung khách lầm rầm như là tâm sự. Nhìn vào mắt khách họa sĩ biết, đứa con lạc mẹ kia, dù khó khăn đến đâu cũng sẽ tìm thấy mẹ. Xúc động, hoạ sĩ tặng bức chân dung cho khách. Đời nghệ sĩ của mình, nhiều lần tặng tranh, bán tranh, đây là lần trao tranh cho người ông thấy thanh thản nhất. Phần đời của ông có người giữ gìn, trân trọng.



 

 
 

 - Kìa bức tranh đâu rồi? Gã lái tranh sững sờ khi không trông thấy bức họa.
- Bố nói vô giá, không bán. Chắc có kẻ trả hơn con. Bố đá bao nhiêu? Năm hay bảy vé?


- Tôi tặng. - Tặng?... Con không nghe nhầm chứ(?) Bố già lẩm cẩm rồi. Vài chục vé đấy. - Vài chục vé thôi à?


Ông họa sĩ cười. Ngày ngày vẫn thấy họa sĩ trầm ngâm ngắm cảnh hồ, nhìn dòng đời qua lại. Trong mắt ông thấy cả sự hy vọng, đợi chờ. ý tưởng bức họa mới đang hình thành trong ông: một sáng, cảnh hồ yên tĩnh, rặng cây ven hồ đổi màu xanh biếc, những tia nắng ban mai chiếu rọi, cụ già tóc trắng bạc, người con trai dìu mẹ bước, nét mặt ông ta rạng rỡ. Họa sĩ chợt nghĩ, ai là người được nhận?

Trọng Huân

Không có nhận xét nào: