17 thg 8, 2010

Ta balô (đông xuân thu hạ)

 


Đông
Sáng sớm mù sương ,Ngoại ô Dalat như trong mây ..Dắt chiếc motor bự to đùng ,đen thui sáng bóng . cậu Cnj rũ mình du lịch bụi .".ta balo ".
..Haha tây nó dám qua đây lang thang bụi "tây balô "vậy mình cũng ..".ta balô" mới ngon nha mậy !! Cậu Cnj cười to dắt xe ra ngõ .


Sáng sớm Dalat  sương mù lạnh như mùa đông , mặt trời khuất núi lên muộn ánh sáng yếu , kéo cổ áo trùm đầu ,mang balô hướng đông trực chỉ...xuống đèo !

Hai bên đường thông xanh thơm mùi rất riêng gợi nhớ ,  sương còn đọng trên lá dam bụt mọc hoang . Xe ra khỏi tp chừng 10km là nghe tiếng thác Prenn reo ..

Xuân


Thác này sao tên ...tây nhỉ ??.. tây gì đâu nè ,nó là tiếng  dân tộc K'ho đó ,nó đọc là prềnh có nghĩa là Cà đắng, sau người dân đọc trại thành Prenn.  khu vực thượng nguồn của thác, dọc hai bên bờ suối vẫn còn rất nhiều cây Cà đắng mọc hoang .loại cà mọc hoang này chế biến ăn được đó..
Nơi này không khí trong lành và khí hậu mát dịu cây mọc hoang cũng xanh tốt hoa dại ven đường như mùa Xuân ôn đới..


Xuống đèo ngoạn mục nhìn từ trên cao thấy gấp khúc đường đèo thoáng xa rừng núi bạt ngàn rất hoang sơ , đẹp hùng vĩ  thảo nào nó có tên Ngoạn mục ..không gian xanh bao la ..


 


Thu
Đường đi qua một khúc quanh rất gấp , người địa phương gọi là "cua cùi chỏ" cảnh vật như chuyễn mùa hai bên đường cây ít xanh hơn thoáng nghe hơi nóng..  Đi xuyên qua  hai lần dưới ống nước thũy lực nhà máy thủy điện Danhim trời như chuyễn mùa cây lá khô hanh ..

 


Hạ
Xuống hết đèo trời nóng bức . mình phải dừng xe uống nước chống nóng , Dưới chân đèo là thị trấn nhỏ Krongpha  nghe cả tiếng ve kêu mùa hè ..ngộ chưa ? Đi vài chục cây số cảm nhận bốn mùa trên một thời gian làm mình có cãm giác như từ trong phòng máy lạnh bước ra ngoài nắng ,nóng rát mặt.

Nơi đây là địa giới Ninh thuận

Dọc theo hai bên đường khi dừng chân ghé vào quán nước bạn sẽ rất ngạc nhiên vì nghe dân địa phương nói giọng ...Quãng trị  hỏi mới biết nơi này ngày xưa mùa hè năm 1972 lúc chiến tranh ác liệt dân Quãng trị di dân vào đây lập làng nen còn gọi là Quãng Thuận (Quãng trị , Ninh thuận )


Đi khoãng 30km nữa  nhìn bên trái bạn sẽ thấy tháp Chăm cổ Poklongarai mình đang đi vào thành phố có tên dài nhất Vn thành phố.Phan -rang -tháp- chàm .. 
 

Gọi Tháp chàm vì nơi đây có ngọn tháp Chăm, cách gọi này  người Chămpa bản địa tự gọi là Chăm nếu bạn gặp họ  nên gọi cách này , gọi Chàm là cách gọi người Việt xưa gọi trại ra có ý coi thường họ không thích đâu nha , vì vậy nếu bạn về đây nếu có giao tiếp , tham dự tết của họ gọi là lễ katê thì bạn nên gọi là "Chăm",Họ sẽ quý bạn hơn đó nha



Phan rang cũng là địa danh gọi việt hóa bắt nguồn từ tiếng Champa cổ Pangdurangga...
"Theo truyền thuyết của dân tộc Chăm, có một cặp vợ chồng nông dân nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh nằm trên bọt nước, trôi từ thượng nguồn dòng sông Cái*,sau này gọi là sông Dinh * (chảy qua địa phận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đổ ra biển). Tiếng khóc của đứa trẻ đã làm động lòng cặp vợ chồng làm rẫy gần đấy và họ đã đem bé về nuôi. Họ đâu biết, đứa trẻ này được bề trên phái xuống để thử lòng dạ người trần. Trời làm cho đứa bé bị ghẻ lở đầy người, mà các thầy thuốc giỏi trong vùng đều không thể chữa khỏi, cốt ý để xem cặp vợ chồng này đối xử như thế nào với đứa bé. Sau đó, trời cho rồng vàng xuống trần, liếm hết những vết ghẻ lở trên người của cậu bé đang chăn trâu lúc nằm ngủ trưa ở ngoài đồng. Cậu bé sau đó trở nên ...đẹp trai ...
Sau khi vị vua trị vì mất, nghe lời của  vị thầy cả Chang, cậu bé  được phong làm vua, lấy tên hiệu là Poklongarai..."
Theo lời Cnj kể thì dân đia phương gọi vị vua có tượng thờ trong tháp Chăm này là .."vua lác "  có công lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy ở địa phương . Gọi là "vua lác" chắc là  do truyền thuyết trên..ngoài ra còn thấy thờ con bò bằng đá  chắc là do ảnh hưởng văn hóa gốc Ấn độ giáo ..
Thành phố trẻ ven biễn này đẹp và đang phát triễn mạnh .. Nghe nói có nhiều món ăn "đăc sản" bụi rất ngon và rẽ , nếu biết..và "ta balo" có người chỉ đường vẽ lối ... Hẹn viết tiếp sau khi đi ...thực tế no bụng món ngon nha .


note:**Dòng sông chảy ngang qua tp PRTC  về hướng nam có tên Chăm là sông Cái có nghĩa là dòng sông mẹ sau này gọi là sông Dinh vì trước đây có  dinh thự của vua Bảo đại xây tại đây , nơi bây giờ là sân vận động tp .Ngày xưa chổ này có tên là Thiền cũ tức là Thành cũ bị nói trại ra ..Bây giờ có ngã năm Phủ hà hướng bắc ra Nha trang hướng nam về tp HCM  hướng đông bắc ra đi biển khu du lịch Ninh chữ  đi thẳng là vào tp PR đó bạn ..còn đi ngược lên là Dalat ..

 Giải thích khác nói tên con sông Dinh có lẽ từ Dinh xuất phát từ chữ DING (đọc là Tìng) của người Chăm. Ding có nghĩa là phố, “nau ding” có nghĩa là đi xuống phố. Con sông chảy ngang phố (phía nam Phan Rang), người Chăm gọi là KRAUNG DING (có nghĩa là Sông Phố), và người Kinh phiên âm ra thành SÔNG DINH, theo âm tiếng Chăm đọc trại ra.
Hỏi Cnj , theo Cậu Cnj thì ngay cả địa danh Nha trang cũng phiên âm từ tiếng Chăm , mình chưa biết viết ra sao nhung tạm phiên âm theo cách đọc "Y'aTrang
"
trang : cây lau
ýa : nước, bến nước, sông
- paley ýa trang : xứ Nha Trang ....Như vậy tên gốc Nha trang rất thơ mộng theo tiếng Chăm cổ là "dòng sông cỏ lau "
  

    

Không có nhận xét nào: